Kinh doanh sản phẩm

Thứ năm, 29 Tháng 9 2016 07:08

Lập trình Pascal, C++ (1,2)

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C

Mã số môn học : MH 13

Thời gian môn học : 75h                                    (Lý thuyết: 30h; Thực hành: 45h)

 

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí của môn học : Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, trước các môn học/ mô-đun đào tạo chuyên môn nghề.

- Tính chất của môn học : Là môn học lý thuyết chuyên ngành bắt buộc

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC

Sau khi học xong môn học  này học sinh có khả năng :

- Hiểu được công dụng của ngôn ngữ lập trình, hiểu cú pháp, cụng dụng của các câu lệnh dùng trong ngôn ngữ lập trình.

- Phân tích được chương trình: xác định nhiệm vụ chương trình (phải làm gì).

- Vận dụng điều kiện, trợ giúp môi trường của ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn: các thao tác biên tập chương trình, các công cụ, điều khiển, thực đơn lệnh trợ giúp, gỡ rối, bẫy lỗi,v.v.

- Viết chương trình và thực hiện chương trình trong máy tính.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

  1. 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

TT

Tên chương mục

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

I

Tổng quan về ngôn ngữ lập trình

2

2

 

 

II

Các thành phần cơ bản

10

5

5

 

III

Các lệnh cấu trúc

18

7

11

*

IV

Hàm

12

4

8

*

V

Kiểu mảng

12

4

8

 

VI

Chuỗi ký tự

12

4

8

*

VII

Biến con trỏ

9

4

5

*

 

Cộng

75

30

45

 

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

2.Nội dung chi tiết :

Chương 1:  Tổng quan về ngôn ngữ lập trình

Mục tiêu:

 

-         Hiểu được lịch sử phát triển của ngôn ngữ

-         Biết được ngữ này có những ứng dụng thực tế như thế nào

-         Biết cách khởi động được và thoát khỏi chương trình.

-         Sử dụng được hệ thống trợ giúp từ help file

Nội dung:

Thời gian: 2h (LT:2h; TH:0h)

1.     Giới thiệu

Thời gian: 0.5h

2.     Khởi động và thoát khỏi C

Thời gian: 0.5h

3.     Hệ thống thông tin giúp đỡ

Thời gian: 1h

     

 

Chương 2: Các thành phần cơ bản

Mục tiêu:

 

-         Hiểu và sử dụng được hệ thống kí hiệu và từ khóa

-         Hiểu được các kiểu dữ liệu

-         Hiểu được và vận dụng được các loại biến, hằng biểu thức cho từng chương trình cụ thể.

-         Biết, hiểu và so sánh được các lệnh, khối lệnh

-         Thực hiện được việc chạy chương trình

Nội dung:

Thời gian: 10h (LT:5h; TH:5h)

1.     Hệ thống ký hiệu và từ khóa

Thời gian: 1h

2.     Các kiểu dữ liệu

Thời gian: 1h

3.     Biến, Hằng,biểu thức

Thời gian:  2h

4.     Các phép toán

Thời gian: 2h

5.     Lệnh, khối lệnh

Thời gian: 1h

6.     Lệnh gán, lệnh xuất nhập, lệnh gán kết hợp

Thời gian: 2h

7.     Cách chạy chương trình

Thời gian: 1h

       

 

 

Chương 3:  Các lệnh cấu trúc

Mục tiêu:

 

-         Hiểu và vận dụng được các lệnh cấu trúc : cấu trúc  lựa chọn, cấu trúc lặp xác định và lặp vô định.

-         Hiểu và vận dụng được các lệnh bẻ vòng lặp

Nội dung:

Thời gian: 18h (LT:7h; TH:11h)

1.     Lệnh rẽ nhánh có điều kiện if

Thời gian: 3h

2.     Lệnh rẽ nhánh có điều kiện switch..case

Thời gian: 3h

3.     Các lệnh break,continue,goto

Thời gian: 3h

4.     Cấu trúc vòng lặp For

Thời gian: 3h

5.     Cấu trúc vòng lặp while

Thời gian: 3h

6.     Cấu trúc vòng lặp do .. while

Thời gian: 3h

     

 

Chương 4:  Hàm

Mục tiêu:

 

-         Hiểu được khái niệm hàm

-         Trình bày được qui tắc xây dụng hàm và vận dụng được khi thiết kế xây dựng chương trình.

-         Hiểu được nguyên tắc xây dựng hàm, thế nào là tham số, tham trị

-         Biết cách truyền tham số đúng cho hàm

-         Sử dụng được các lệnh kết thúc và lấy giá trị trả về của hàm.

Nội dung:

Thời gian: 12h (LT:4h; TH:8h)

1.     Khái niệm

Thời gian: 1h

2.     Qui tắc xây dựng một hàm

Thời gian: 2h

3.     Sử dụng hàm

Thời gian: 2h

4.     Nguyên tắc hoạt động của hàm

Thời gian: 3h

5.     Cách truyền tham số

Thời gian: 2h

6.     Câu lệnh return và exit

Thời gian: 2h

     

 

Chương 5:  Kiểu mảng

Mục tiêu:

 

-         Hiểu khái niệm mảng

-         Khai báo được mảng một chiều, mảng hai chiều, mảng nhiều chiều

-         Biết cách gán giá trị cho mảng trực tiếp, gián tiếp.

-         Vận dụng được mảng làm tham số cho hàm.

-         Sắp xếp được mảng theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

Nội dung:

Thời gian: 12h (LT:4h; TH:8h)

1.     Khai báo mảng

Thời gian: 3h

2.     Mảng và tham số của hàm

Thời gian: 3h

3.     Sắp xếp mảng

Thời gian: 3h

4.     Gán giá trị cho mảng

Thời gian: 3h

     

 

Chương 6:  Chuỗi ký tự

Mục tiêu:

 

-         Hiểu được thế nào là chuỗi kí tự

-         Khai báo được biến chuỗi

-         Biết cách nhập vào một chuỗi kí tự cho chương trình trước và sau khi runtime.

-         Hiểu và áp dụng được các phép toán trên chuỗi.

-         Vận dụng được các hàm xử lý chuỗi để xử lý.

Nội dung:

Thời gian:12h (LT:4h; TH:8h)

1.     Khái niệm

Thời gian:1h

2.     Khai báo biến chuỗi

Thời gian:2h

3.     Nhập chuỗi ký tự

Thời gian:3h

4.     Các phép toán chuỗi ký tự

Thời gian:3h

5.     Các thao tác trên chuỗi ký tự

Thời gian:3h

     

 

Chương 7:  Biến con trỏ

Mục tiêu:

 

-         Hiểu được về con trỏ trong ngôn ngữ lập trình

-         Biết được cách làm việc của biến con trỏ với cấu trúc dữ liệu kiểm mảng

-         Viết được chương trình sử dụng biến con trỏ với cấu trúc dữ liệu kiểu mảng

Nội dung:

Thời gian: 9h (LT:4h; TH:5h)

1.     Biến con trỏ

Thời gian: 2h

2.     Con trỏ và mảng một chiều

Thời gian: 4h

3.     Con trỏ và mảng nhiều chiều

Thời gian: 3h

     

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

* Vật liệu:

+ Slide và máy chiếu ,máy tính pc

+ Giấy A4,các loại giấy dùng minh hoạ (nếu có)

+ Các hình vẽ minh hoạ giải thuật (nếu có)

* Dụng cụ và trang thiết bị:

                    + Máy chiếu qua đầu

                    + Máy chiếu đa phương tiện

+ Máy tính

* Học liệu:

+ Bộ tranh bằng giấy phim trong dùng để dạy lập trình C

+ Tài liệu h­ướng dẫn môđun lập trình C.

+ Tài liệu h­ướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn lập trình C.

 + Giáo trình môn lập trình C.

* Nguồn lực khác: Phòng học bộ môn lập trình C đủ điều kiện máy tính và phần mềm thực hành.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ      

* Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:

+ Vận dụng quy tắc cú pháp của ngôn ngữ, các hoạt động vào/ra, lựa chọn biểu thức lồng nhau (đệ quy), tuần tự tuyến tính.

+ Xác định các điều khiển áp dụng cho việc nhập dữ liệu đảm bảo chính xác, có chu trình xử lý dữ liệu.

+ Mô tả chức năng và viết chương trình logic (pseudo code) của từng mô đun xử lý và của hệ thống.

+ Vận dụng các phương pháp lặp điều kiện trước hoặc sau, đảm bảo điều kiện kết thúc của vòng lặp (không quẩn và bị lặp vô hạn).

* Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong bài thực hành Lập trình C đạt được các yêu cầu sau:

    -  Xác định môi trường hoạt động của hệ thống (các điều khiển, công cụ, các thành phần, tập hợp dữ liệu ...). Nhập dữ liệu, in kết quả.

    - Chú thích cho từng đoạn xử lý của chương trình, hình thức dễ theo dõi: dòng nhô ra, lùi vào theo chức năng xử lý. Đặt tên chương trình, tên biến, tên hằng sáng sủa, diễn tả được ý nghĩa và chức năng của chúng

* Về thái độ: Rèn luyện tư duy logic để phân tích, tổng hợp. Thao tác cẩn thận, tỉ mỉ 

  1. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
  2. Phạm vi áp dụng chương trình

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề

  1. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học

          - Trình bày lý thuyết và cho ví dụ minh họa

          - Yêu cầu sinh viên thực hành và làm các bài tập nhóm (các chuyên đề)

  1. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

          Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

  1. Sách giáo khoa và tài liệu cần tham khảo
  • Giáo trình lý thuyết và bài tập ngôn ngữ C; Tác giả: Nguyễn Đình Tê, Hoàng Đức Hải; Nhà xuất bản giáo dục.
  • Kỹ thuật lập trình C; Tác giả: GS Phạm Văn Ất; Nhà xuất bản: Khoa học và Kỹ thuật.
Top